Tiền, Hạnh Phúc Và Tình Trạng Kinh Tế – Xã Hội

Mua trải nghiệm không phải lúc nào cũng làm bạn hạnh phúc hơn mua đồ vật. 
Một vài nghiên cứu trong những năm gần đây đã đưa ra cái nhìn về sự ảnh hưởng của việc mua sắm đối với hạnh phúc của con người. Kết luận chung của các nghiên cứu là mua trải nghiệm làm bạn hạnh phúc hơn việc mua đồ vật. Ví dụ như mua một tấm vé của buổi hòa nhạc hay có một bữa tối hẹn hò ngọt ngào sẽ có nhiều tác động đến sự hạnh phúc hơn việc mua một chiếc máy xay sinh tố hay một chiếc sô pha.

Tuy nhiên, cũng như nhiều nghiên cứu khác trong tâm lý học, kết quả của nghiên cứu ấy chịu ảnh hưởng của một số yếu tố. Trong một bài báo của Jacob Lee, Deborah Hall và Wendy Wood trên số phát hành tháng 7 năm 2018 của Psychological Science, nhóm tác giả đã đưa ra ý kiến rằng tình trạng kinh tế-xã hội có tác động đáng kể đến mối quan hệ này.

Cụ thể, nhóm tác giả này đã chỉ ra các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của sự mua sắm đến hạnh phúc chú trọng đến đối tượng sinh viên – những người có tình trạng kinh tế-xã hội tương đối cao so với phần đa dân số. Họ cho rằng những người có tình trạng kinh tế-xã hội thấp thường tập trung vào việc sử dụng nguồn tài nguyên một cách khôn ngoan và họ cảm thấy hài lòng khi mua được sản phẩm có tuổi thọ cao, hữu dụng và có thể rao bán khi cần thiết.

Các nghiên cứu đã kiểm tra quan điểm đó theo nhiều cách.
Trong một nghiên cứu, một nhóm không phải sinh viên đến từ Mỹ đã tham gia khảo sát qua Amazon’s Mechanical Turk. Những người tham gia được yêu cầu nghĩ về hai đợt mua sắm gần đây của họ. Một về mua đồ, một về mua trải nghiệm. Sau đó, họ sẽ đánh giá mua đồ vật hay mua trải nghiệm làm họ hạnh phúc hơn trên một cân đo có chỉ số từ -3 (mua đồ vật đương nhiên làm tôi hạnh phúc hơn) đến 3 (mua trải nghiệm đương nhiên làm tôi hạnh phúc hơn) và 0 là điểm biểu thị cả hai loại làm họ hạnh phúc như nhau. Những người tham gia cũng được yêu cầu đưa ra thang đo biểu thị độ giàu có của người Mỹ. Họ sẽ chọn một trong 10 nấc thang để chỉ ra độ giàu có đó. 

Nhâm nhi một tách trà hoa cúc đón ngày mới

Tóm lại, sự đánh giá của con người có liên quan đến sự nhận thức của họ về tình trạng kinh tế-xã hội. Những người có tình trạng kinh tế-xã hội thấp sẽ đánh giá việc mua đồ vật làm họ hạnh phúc hơn mua trải nghiệm. Ngược lại, những người có tình trạng kinh tế-xã hội cao sẽ đánh giá mua trải nghiệm làm họ hạnh phúc hơn mua đồ vật.

Nghiên cứu thứ hai cũng thu được kết quả tương tự khi những người tham gia chỉ cần đánh giá về một trong hai loại hoặc mua đồ vật hoặc mua trải nghiệm. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu thứ nhất không chỉ phản ánh điều gì đó về việc so sánh giữa mua đồ vật và mua trải nghiệm. Dường như người có tình trạng kinh tế-xã hội thấp thích mua đồ vật hơn mua trải nghiệm nhưng cả hai đều làm họ cảm thấy hạnh phúc.

Nghiên cứu thứ ba điều khiển nhận thức của người tham gia về tình trạng kinh tế-xã hội. Một số người tham gia sẽ tưởng tượng thu nhập của họ tăng thêm 50%. Số còn lại sẽ tưởng tượng thu nhập của họ giảm xuống 50 %. Trong ba phút họ được yêu cầu viết ra kế hoạch chi tiêu khi rơi vào tình trạng như vậy. Sau đó, họ tưởng tượng về việc mua trải nghiệm và việc mua đồ vật sẽ thực hiện trong 6 tháng sau khi thu nhập thay đổi. Họ phải đánh giá sự hạnh phúc của mình với mua đồ vật và mua trải nghiệm.

Những người tưởng tượng thu nhập của mình tăng thích mua trải nghiệm hơn mua đồ vật. Trong khi đó, nhóm người tưởng tượng thu nhập của họ bị giảm sẽ đắn đo lựa chọn cái nào tốt hơn đối với mình.

Những kết quả thu được đã đưa ra lời khuyên về việc mua đồ vật hay mua trải nghiệm mới khiến bạn hạnh phúc. Mua trải nghiệm tạo nhiều hạnh phúc hơn mua đồ vật đối với những người dư giả về kinh tế. Những người ít được hưởng lợi từ bất kỳ giao dịch mua hàng nào, họ lại cảm thấy hạnh phúc từ việc mua đồ vật.

Dịch: Linh Chi – SubTeam A Crazy Mind
Nguồn bài gốc: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/the-squeaky-wheel/201712/5-ways-your-mind-deceives-you-when-your-heart-is-broken
Bản quyền bài dịch của ACM team, bất kỳ cá nhân, tổ chức copy bài viết vui lòng ghi rõ nguồn theo cú pháp: [Dịch: Linh Chi – SubTeam A Crazy Mind]. Nếu không ghi rõ nguồn sẽ bị yêu cầu gỡ bỏ.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s