Nghiên cứu cho thấy rằng duy truyền, lạm dụng/bạo hành (abuse), và các yếu tố khác góp phần vào sự phát triển của chứng ám ảnh cưỡng chế, ái kỷ (narcissistic) hay các rối loạn nhân cách khác.
Thời xưa, một số người tin rằng các rối loạn nhân cách chỉ là do lười biếng hay thậm chí là do ma quỷ. Nhưng các nghiên cứu mới đã bắt đầu khám phá những nguyên nhân tiềm ẩn di truyền, nuôi dạy, và ảnh hưởng của bạn bè đồng trang lứa:
Di truyền (Genetics)
Các nhà nghiên cứu bắt đầu phát hiện một số yếu tố di truyền có thể đứng sau một số rối loạn nhân cách.
- Ví dụ, một nhóm nghiên cứu phát hiện một gene bị rối loạn chức năng có thể là một yếu tố gây nên rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder)
- Các nhà nghiên cứu khác đã khám phá ra các liên kết di truyền với gây hấn, lo âu và sợ hãi – những đặc điểm có vai trò trong các rối loạn nhân cách.
Sang chấn thời thơ ấu (Childhood trauma)
Những phát hiện từ một số lượng lớn các nghiên cứu về rối loạn nhân cách, Nghiên cứu Rối loạn Nhân cách Theo chiều dọc Liên hợp (the Collaborative Longitudinal Personality Disorders Study), đưa ra những manh mối về vai trò của những trải nghiệm thời ấu thơ.
- Một nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa số lượng, chủng loại của sang chấn thời ấu thơ và sự phát triển của các rối loạn nhân cách. Ví dụ, những người mắc rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder) có tỉ lệ đặc biệt cao có những sang chấn bị lạm dụng tình dục thời ấu thơ.
Bạo hành bằng lời nói (Verbal abuse)
Thậm chí bạo hành bằng lời nói cũng có thể có tác động. Trong một nghiên cứu có sự tham gia của 793 bà mẹ và trẻ em, các nhà nghiên cứu yêu cầu nếu khi họ la hét con cái họ thì nói với chúng rằng họ không yêu chúng hoặc đe dọa gửi chúng đi xa. Những trẻ em bị bạo hành bằng lời nói như vậy có tỉ lệ mắc các rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder), rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic personality disorder), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder) hoặc rối loạn nhân cách hoang tưởng (paranoid personality disorder) cao hơn 3 lần so với những trẻ em khác khi đến tuổi trưởng thành.
Phản ứng cao (High reactivity).
Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, bối cảnh xung quanh và các kích thích khác cũng có thể đóng một vai trò.
- Trẻ em quá nhạy cảm, những đứa trẻ được các nhà nghiên cứu gọi là “phản ứng cao”, có nhiều khả năng phát triển những tính cách nhút nhát, rụt rè hay lo âu.
- Tuy nhiên, vai trò của phản ứng thái quá vẫn chưa rõ ràng. Hai mươi phần trăm (20%) trẻ sơ sinh có mức phản ứng cao, nhưng ít hơn 10% trong số những trẻ đó phát triển thành ám sợ xã hội (social phobias).
Bạn bè đồng trang lứa (Peers)
Một số yếu tố giúp ngăn ngừa trẻ em khỏi phát triển các rối loạn nhân cách.
- Các nhà tâm lý học phát hiên rằng thậm chí chỉ một mối quan hệ mạnh mẽ với họ hàng người thân, giáo viên, hoặc bạn bè có thể bù đắp cho các tác động tiêu cực khác.
Lược dịch từ: http://www.apa.org/monitor/mar04/awry.aspx
APA Monitor on Psychology.
Lê Thành Nhân (dịch)